Bệnh sỏi mật kiêng ăn những gì là câu hỏi thường gặp của những
bệnh nhân bị sỏi mật. Điều này bắt nguồn từ việc mật hay dịch mật do gan tạo ra
và có mối quan hệ mật thiết với hệ tiêu hóa do đó mà chế độ ăn uống cũng là yếu
tố khá quan trọng trong việc ảnh hưởng và tác động đến sức khỏe của người bệnh.
KHÔNG NÊN ĂN các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, tính
nóng như thịt dê, thịt chó, ba ba, lòng đỏ trứng gà…
KHÔNG NÊN ĂN các loại đậu hạt có nhiều chất béo như đậu phộng,
hạt điều, hạt hướng dương…
KHÔNG NÊN ĂN các loại thực phẩm nhiều gia vị kích thích, có
vị cay như tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt…vì những thực phẩm này có
thể khiến giảm dịch mật, gia tăng co teo túi mật khiến cho đường ống dẫn mật
không thể dễ dàng dẫn dịch mật, có khả năng dẫn đến viêm túi mật, sỏi mật cấp
tính.
KHÔNG NÊN ĂN các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng,
khó tiêu, có sử dụng nhiều nguyên liệu có tính nóng, cay, chua, mặn quá.
![]() |
Người bị sỏi mật không nên ăn các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, khó tiêu, có sử dụng nhiều nguyên liệu có tính nóng, cay, chua, mặn quá. |
KHÔNG NÊN ĂN các thức ăn tái, sống, chưa được nấu chín.
KHÔNG NÊN ĂN các thực phẩm giàu cholesterol như: nội tạng động
vật…vì chất béo có thể gia tăng sự thu nhỏ ống mật khiến cơ miệng túi mật co thắt
không đàn hồi được, dịch mật bị ứ trệ tạo ra cảm giác cồn cào khó chịu hoặc đau
thắt.
KHÔNG NÊN ĂN các thực phẩm như ca cao, bơ, phô mai, …
KHÔNG NÊN ĂN các thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột
như: bánh mỳ trắng, mì ống, đồ ăn vặt – snack, kem, bánh quy, bánh ngọt…
KHÔNG NÊN ĂN các thức ăn nhanh.
Ngoài ra, một số thực phẩm có chứa độc tố như măng tre,
khoai mì, cà chua còn xanh, khoai tây mọc mầm… cũng gây tổn hại cho gan, mật nên
những bệnh nhân bị sỏi mật cũng không nên ăn.
Bên cạnh những món ăn mà những người bệnh sỏi mật không nên
ăn thì cũng có một số món ăn bổ ích đối với những người mắc bệnh này như: Cháo
thịt bò bằm, cháo sườn bí đao, cháo cá lóc, cháo mè, cháo sữa đậu nành, cháo bí
đỏ, cháo củ sen…
Một số mẹo sau có thể giúp chúng ta chuẩn bị bữa ăn cho gia
đình và những người thân yêu một cách khoa học hơn:
– Tránh các loại thực phẩm chế biến và nấu sẵn.
– Kiểm tra nhãn mác đối với các sản phẩm chứa nhiều chất
béo. Tránh các loại thực phẩm có mã hóa màu đỏ trên nhãn cho các chất béo. Nên
tìm loại thực phẩm chỉ chứa khoảng 3g chất béo hoặc ít hơn.
– Chỉ sử dụng chất béo/ dầu trong quá trình chế biến khi thực
sự cần thiết.
– Vớt bọt chất béo khi chế biến món hầm.
– Để ráo dầu với các thực phẩm chiên.
MÁCH NHỎ:
Người bị bệnh túi mật mỗi ngày chỉ dùng không quá 200 mg
cholesterol. Sau đây là bảng liệt kê một số thực phẩm có chứa cholesterol từ thấp
đến cao:
Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol>50mg% (tức trong
100 g thực phẩm có chứa hơn 50 mg cholesterol) như:
Cá trích (52), thịt bò (59), thịt heo hộp (60), chân giò heo
(60), thịt thỏ (65), sườn heo (66), thịt bò, heo xay hộp (66), cá chép (70),
giăm bông heo (70), thịt bê béo (71), thịt ngựa (75), thịt vịt (76), thịt cừu
(78), thịt ngỗng (80), thịt gà tây (81), thịt bò hộp (85), mỡ heo (95), dạ dày
bò (95), lưỡi bò (108), sữa bột toàn phần chưa tách béo (109), thịt gà hộp
(120), tim heo (140), bầu dục heo (375), phô mai (406), gan gà (440), trứng gà
toàn quả (600), lòng đỏ trứng gà (1.790), não bò (2670), não heo (3100).
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.