Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

8/23/2017

10 điều cần biết về bệnh sỏi mật mà bạn không thể bỏ qua

Cách bệnh về túi mật, sỏi mật thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Nếu túi mật khiến bạn bị đau dữ dội hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọn khác, có thể bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Hiểu rõ hơn về túi mật và bệnh sỏi mật có thể giúp bạn phòng tránh và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh túi mật, sỏi mật.

10 điều cần biết về bệnh sỏi mật mà bạn không thể bỏ qua
10 điều không thể bỏ qua về bệnh sỏi mật.

Dưới đây là 10 thông tin cơ bản về bệnh sỏi mật mà bạn cần biết


1. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ, cô đọng và bài viết dịch mật

Khi gan gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, thì dịch mật (có màu xanh) có thể sẽ hỗ trợ cho gan. Túi mật sẽ là cơ quan chứa lượng dịch mật này và chỉ giải phóng ra dịch mật khi bạn thực sự cần tới dịch mật.

Dịch mật trong túi mật sẽ ở dưới dạng dễ sử dụng cho quá trình tiêu hóa nhất. Khi bạn ăn, dịch mật sẽ được túi mật giải phóng ra, và đi vào đoạn đầu của ruột non ( gọi là tá tràng) thông qua các ống mật. Gan có thể sản xuất ra khoảng 500-1000ml dịch mật/ngày nhưng túi mật có thể  tập trung lượng dịch mật cao hơn khoảng 10 lần và lưu trữ khoảng 30-50ml dịch mật đặc hơn.

2. Sỏi cholesterol chiếm tới 80% các trường hợp mắc sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi một trong hai chất là cholesterol và bilirubin trở nên rất bão hòa trong dịch mật, dẫn đến việc kết tinh thành các tinh thể. Bilirubin là một chất có màu vàng nâu được tìm thấy trong dịch mật, và là hậu quả của việc tế bào hồng cầu già bị phá hủy tại gan. Cơ thể bình thường sẽ loại bỏ bilirubin thông qua đường ruột (bilirubin là nguyên nhân khiến phân bạn có màu).

Sỏi mật do bilirubin là dạng sỏi hiếm gặp hơn so với dạng sỏi do cholesterol và thường gặp ở những người mắc các rối loạn về máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Trên thực tế các trường hợp bị sỏi cholesterol chiếm tới 80%, còn lại là các sỏi hỗn hợp, sỏi bilirubin.

3. Ăn ít cholesterol và chất béo là chế độ ăn uống tốt nhất giữ cho túi mật luôn khỏe mạnh

Bạn băn khoăn về việc chế độ ăn nào sẽ tốt cho một túi mật khỏe mạnh? Đa số các loại sỏi mật thường hình thành từ cholesterol, do vậy, thực hiện chế độ ăn ít cholesterol và ít chất béo là một lựa chọn tốt để giữ túi mật khỏe mạnh.

4. Một chế độ tốt cho tim mạch cũng sẽ tốt cho túi mật

Một chế độ ăn được đánh giá là tốt cho sức khỏe tim mạch cũng được coi là tốt cho túi mật. Điều đó có nghĩa là một chế độ ăn có chứa các loại chất béo không bão hòa đơn, ví dụ như các chất béo có trong các loại hạt, trái bơ, dầu ôliu và bơ lạc.

Các chất béo không bão hòa đa cũng nên là một phần của chế độ ăn cân đối, ví dụ như chất béo có trong các loại cá béo, quả óc chó, hạt lanh và dầu thực vật. Tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng cholestereol cũng sẽ giúp bạn làm giảm được nguy cơ bị sỏi túi mật. Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng quan trọng chẳng kém gì việc bạn ăn gì, đó là tần suất ăn của bạn. Nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn lớn trong một ngày, thì việc này sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật bởi dịch mật ở trong túi mật một thời gian quá dài trước khi được tiết ra.

 Thời gian dịch mật ở trong túi mật càng lâu, thì cholesterol trong dịch mật càng có thời gian để trở nên rất bão hòa và càng dễ kết tinh thành sỏi mật.

5. Giảm cân quá nhanh cũng có thể gây ra sỏi mật

Ngoài việc có một chế độ ăn cân đối, thì việc có một cân nặng hợp lý cũng sẽ giúp túi mật hoạt động tốt. Những người béo phì sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện một chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để giảm cân. Giảm cân quá nhanh cũng có thể  là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật. Giảm cân là một điều tốt, nhưng bạn sẽ không cần thiết phải giảm cân với một tốc độ chóng mặt.

Một cách khác để tránh không bị sỏi mật là kiểm soát lượng cholesterol của bạn, bao gồm việc uống các loại thuốc hạ mỡ máu nếu bạn bị mỡ máu cao. Một số bằng chứng còn ủng hộ giả thuyết rằng, thường xuyên bổ sung vitamin C có thể giúp dự phòng sỏi mật, và kỳ lạ hơn, đó là việc uống cà phê cũng có thể có một vài tác dụng bảo vệ bạn khỏi tình trạng sỏi mật hình thành do cholesterol.

6. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc sỏi mật

Ngoài những người bị béo phì, những người có chế độ ăn không lành mạnh, giàu chất béo hoặc những người bị mỡ máu tăng cao, thì phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị sỏi mật. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai cũng cần đặc biệt lưu ý đến các loại thực phẩm giàu chất béo trong suốt quá trình mang thai. Những người mắc phải một số rối loạn về máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm, cũng sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật liên quan đến bilirubin.

Người cao tuổi và người thuộc một số dân tộc, ví dụ như người Mỹ bản địa, cũng là những người có nguy cơ cao bị sỏi mật. Có tiền sử gia đình bị sỏi mật cũng có thể sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi mật. Một số loại thuốc, ví dụ như các thuốc tránh thai đường uống, cũng có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật, nhưng việc tăng nguy cơ là rất ít và do vậy, không nên vì thế mà ngừng sử dụng các loại thuốc này.

7. Dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng sỏi mật là đau dữ dội

Có tới 80% số người chưa bao giờ xuất hiện dấu hiệu gì của sỏi túi mật và cũng không cần phải can thiệp gì trong những trường hợp này. Nhưng nếu sỏi túi mật gây ra bất cứ vấn đề gì, thì chắc chắn bạn sẽ biết. Bởi cơn đau do sỏi túi mật gây ra có thể sẽ rất dữ dội. Người bệnh thường miêu tả cơn đau như đau nhói, đau âm ỉ và rất dữ dội. Nếu đánh giá trên thang điểm từ 1-10 thì cơn đau do sỏi túi mật sẽ được 10 điểm. Cơn đau chủ yếu xuất hiện sau khi ăn một bữa ăn giàu chất béo bởi chất béo chính là nguyên nhân chính khiến túi mật bị rỗng (vì dịch mật được tiết ra hết để giúp tiêu hóa chất béo).

Cơn đau chủ yếu xuất hiện ở phía bên phải của bụng (vị trí của túi mật), ngay dưới xương ức và có thể lan ra sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ và có thể đi kèm triệu chứng buồn nôn. Trong một số trường hợp, cơn đau chỉ đau âm ỉ ở phía bên phải, như khi bạn bị đau bụng hoặc bị đầy hơi chướng bụng.

8. Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán sỏi mật

Siêu âm là xét nghiệm nhanh và an toàn, có thể cung cấp rất nhiều thông tin về việc túi mật trông như thế nào và kết quả siêu âm thường tương đối chính xác.

Siêu âm cũng có thể cho phép bác sỹ nhìn thấy sỏi mật hoặc tình trạng kích ứng của túi mật, ví dụ như thành niêm mạc túi mật dày hoặc có dịch quanh túi mật. Một số người bệnh có thể được giới thiệu tiến hành một loại xét nghiệm thứ hai gọi là chụp gan mật (hepatobiliary – HIDA). Đây là kỹ thuật sẽ sử dụng các chất phóng xạ hóa học để tiêm vào cánh tay và xem xem chuyện gì sẽ xảy ra khi những chất này xuống tới túi mật. Thông thường, chụp HIDA chỉ được tiến hành khi bệnh nhân có một bệnh tiềm ẩn khác hoặc có triệu chứng đau túi mật nhưng lại không tìm thấy sỏi mật.

9. Sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật có thể “im lặng”, không triệu chứng hoặc có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng túi mật, đường mật, viêm túi mật, vàng da tắc mật hoặc xơ gan do sỏi,... Nếu viên sỏi lọt vào vị trí ngã ba đường mật – tụy (cơ vòng Oddi), làm tắc nghẽn dịch mật, dịch tụy, có thể gây viêm tụy cấp.

Khi bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên cũng cần phải nhanh chóng nhập viện và điều trị tích cực. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt túi mật là điều cần thiết.

10. Cắt túi mật không thể chữa khỏi bệnh sỏi mật

Nhiều người cho rằng cắt túi mật là đã khỏi được bệnh sỏi mật. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp sỏi tái phát trở lại trong một khoảng thời gian từ 3 – 5 năm sau phẫu thuật cắt túi mật. 50% người bệnh sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị do sỏi tái phát tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật (ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan).

Một số biến chứng khác thường gặp sau cắt túi mật có thể là khó tiêu, đầy trướng, tiêu chảy,… các triệu chứng này sẽ cải thiện dần dần sau khi cơ thể đã thích nghi được với việc không còn túi mật. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, người bệnh mắc các biến chứng kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Đâu là giải pháp toàn diện mà mọi người luôn tìm kiếm để thoát khỏi căn bệnh này? Đó chính là sử dụng các loại thảo dược Đông y như Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim…để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng. Sỏi Mật Trái Sung với sự phối hợp của các loại thảo dược chính này đã tạo ra tác động kép: giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm; từ đó giúp cân bằng lại hệ thống gan mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi gan mật, thận và ngăn ngừa nguy cơ sỏi tái phát vì loại bỏ được hoàn toàn căn nguyên gây ra bệnh sỏi. Đây được đánh giá là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các vấn đề của sỏi mật ra khỏi cuộc sống.



Làm thế nào để túi mật luôn khỏe mạnh?


Một chế độ ăn uống lành mạnh chính là cách tốt nhất để giúp cho túi mật luôn khỏe mạnh. Theo TS Cathleen Khandelwal, bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Cleveland cho biết: "Hầu hết sỏi túi mật được hình thành từ cholesterol, vì vậy một chế độ ăn uống với hàm lượng cholesterol thấp, ít chất béo là tốt nhất cho sức khỏe của túi mật,". Do đó bạn cần phải luôn tránh xa các loại thực phẩm làm tăng mức cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

Ăn uống điều độ cũng là một phần của chế độ ăn duy trì sức khỏe cho túi mật bởi mật thường được tích tụ trong một thời gian nhất định rồi mới tiết ra khi ta ăn. Nếu ăn một bữa quá nhiều chất dinh dưỡng hay quá no sẽ làm mật quá tải, dễ hình thành sỏi mật.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc thường xuyên bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật. Ngoài ra sử dụng cà phê cũng giúp chống lại việc hình thành sỏi mật với người có chế độ ăn nhiều cholesterol.

Lời kết

Tóm lại, túi mật là cơ quan quan trọng trong nội tạng cơ thể, khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và phát hiện sớm khi mắc bệnh, khả năng chữa khỏi bệnh rất khả quan. Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, sỏi có gây biến chứng hay không mà có các biện pháp điều trị phù hợp như điều trị nội khoa, thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa loại bỏ sỏi. Dù là dùng các biện pháp nào thì việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược luôn được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả.
Share:

Popular Posts

Recent Post

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Mật | Design by: Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman