Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

9/16/2019

Phục hồi mãnh lực đúng cách với Trứng kiến gai đen trong Viên sủi sinh lý Rockman

     
Rockman: Đánh dấu nghiên cứu thành công viên sủi tăng cường sinh lý nam giới đầu tiên từ trứng kiến gai đen tại Việt Nam!

Nhân dân ta từ xa xưa đã ăn và dùng trứng kiến gai đen chữa bệnh, song mãi đến ngày nay mới biết được đến tính chất khoa học của nó, do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu trong phòng thí nghiệm… và nay đã triển khai thành một sản phẩm “công nghệ cao” mang tên ROCKMAN!

Kiến gai đen



Kiến gai đen.

Tài liệu của Đại Danh y Tuệ Tĩnh có ghi: “Loài kiến có tác dụng chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc điều trị rắn cắn”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 - 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Chính chất này làm nên những “điều kỳ diệu” cho những sản phẩm đi từ trứng kiến gai đen.

Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao để điều chế Trứng kiến gai đen

Các nhà khoa học của Việt Nam đã ứng dụng linh hoạt công nghệ điều chế độc đáo của Nhật Bản để tạo ra một sản phẩm công nghệ cao mang tên “Rockman” từ trứng kiến gai đen. Sản phẩm Rockman là viên sủi sinh lý đầu tiên được bào chế thành công tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại.


Sản phẩm Rockman với dạng viên sủi hiện đại bậc nhất hiện nay.

Rockman do có dạng viên sủi tan nhanh trong nước, vì vậy giúp nhanh chóng hoà tan các dược chất, khi uống vào cơ thể sẽ ngấm vào máu với tốc độ cao hơn so với dạng viên uống thông thường
Chính điểm đặc biệt này kết hợp với thành phần quý hiếm từ Trứng kiến gai đen đã giúp rockman nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng sử dụng của cộng đồng và các nhà khoa học trong thời gian qua.

Phục hồi mãnh lực đúng cách với Trứng kiến gai đen trong Rockman!

Với kết quả được sự đón nhận của người tiêu dùng trong thời gian qua, nhà sản xuất Nori Organic đưa ra cam kết chưa từng có: Nếu sau lộ trình tối đa 3 tháng sử dụng Rockman mà khách hàng không cảm thấy hiệu quả sẽ được hoàn tiền 100%. Chính lời cam kết về chất lượng này mà ngày càng có thêm nhiều cánh mày râu tìm tới Rockman như lựa chọn Phục hồi Mãnh lực hàng đầu!

Quý độc giả muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về Rockman có thể điền thông tin đăng ký tại đây để nhận hỗ trợ miễn phí và ưu đãi cho lộ trình đầu tiên.

(Theo 24h)
Share:

1/13/2019

Bệnh sỏi mật có những triệu chứng nguy hiểm nào?

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng sỏi mật không rõ ràng, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu đau hạ sườn phải, đầy trướng, nôn, sốt thì không thể coi thường. Cùng tìm hiểu ngay về những triệu chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật qua bài viết sau đây.

Bệnh sỏi mật có những triệu chứng nguy hiểm nào?
Bệnh sỏi mật có những triệu chứng nguy hiểm nào?

Sỏi mật là gì?


Hiểu một cách đơn giản, sỏi mật là là những lắng đọng bất thường của mật, tạo nên những hạt cứng, rắn như đá (sỏi viên) hoặc ở dạng nhầy như bùn (sỏi bùn mật).

Trước đây, giun sán là một trong các yếu tố gây bệnh, nhưng ngày nay nguyên nhân này không còn phổ biến như trước. Hiện tại, bệnh sỏi mật chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa làm thay đổi lượng cholesterol, sắc tố mật và muối mật trong dịch mật, từ đó tạo điều kiện hình thành sỏi. Ngoài ra phụ nữ mang thai, người béo phì, tiểu đường… sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn.

Tuy nhiên không phải lúc nào sỏi mật cũng gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu sỏi nằm yên một chỗ (sỏi im lặng) thì thường không có triệu chứng và được coi là lành tính. Nếu sỏi di chuyển thì sẽ gây cọ sát vào niêm mạc đường mật hoặc làm nghẽn đường mật, gây ứ tắc dịch mật, dẫn tới những triệu chứng khó chịu mà chúng ta cần hết sức lưu ý.

Bệnh sỏi mật có những triệu chứng nguy hiểm nào?
Sỏi mật nằm ở nhiều vị trí khác nhau: túi mật, ống mật chủ, đường mật trong gan.

4 triệu chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật


Ở mỗi người khác nhau, các triệu chứng của bệnh sỏi mật không giống nhau. Đó là chưa kể đến các vị trí sỏi khác nhau cũng gây ra những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, có 4 triệu chứng sỏi mật phổ biến, hầu như người bệnh nào cũng gặp phải:

- Đau bụng mạn sườn phải: Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện ở góc sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Tính chất đau có thể âm ỉ hay dữ dội tùy theo từng vị trí sỏi xuất hiện và thường xảy ra sau khi ăn nhiều dầu mỡ.

+ Sỏi viên, sỏi bùn túi mật: thường đau dữ dội vùng dưới sườn phải theo từng cơn kèm đầy trướng, buồn nôn.

+ Sỏi trong gan, ống mật chủ: cơn đau quặn mật ở vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị khiến nhiều người nhầm tưởng thành bệnh dạ dày. Đi kèm với đau là các biểu hiện của tắc mật như vàng da, vàng mắt, sốt cao.

Bệnh sỏi mật có những triệu chứng nguy hiểm nào?
Đau bụng hạ sườn phải là một trong những triệu chứng phổ biến của sỏi mật.
- Sốt kèm vã mồ hôi hoặc ớn lạnh: Thường do nguyên nhân nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật. Có thể sốt cao đến 38 - 39 độ C kèm theo đau bụng dữ dội, vã mồ hôi nhưng cũng có khi sốt nhẹ, kéo dài.

- Vàng da, vàng mắt: Mức độ vàng da ở mỗi người khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật, thường đi kèm với các triệu chứng như đi ngoài phân trắng, ngứa da.

- Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh dạ dày - tá tràng và đường tiêu hóa.


Cách làm giảm đau sỏi mật tại nhà như thế nào?


Một số trường hợp bệnh sỏi mật không có triệu chứng gì. Nhưng khi các triệu chứng của sỏi mật xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc sỏi đã gây biến chứng. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng khi bị sỏi mật.

- Chườm ấm và uống nước ép trái cây: Nếu các cơn đau bụng sỏi mật mới ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì có thể tự giảm đau tại nhà bằng các cách đơn giản như chườm ấm và uống nước ép hoa quả để giảm kích thích co thắt gây đau. Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế.

- Ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế chất kích thích như trà, cà phê và bia, rượu.

- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, đồ chiên rán, lòng đỏ trứng… để ngăn chặn các cơn đau do co bóp túi mật.

- Luyện tập thể thao 30 phút/ngày để tăng cường sức khỏe, giảm cân nếu thừa cân béo phì.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,…  dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Share:

10/05/2017

Sỏi mật đau ở đâu? Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, chủ yếu là cholesterol (chiến đến 80% các trường hợp bị sỏi mật). Biểu hiện rõ nhất của bệnh sỏi mật là các cơn đau vùng bụng, chúng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Mức độ của các cơn đau có thể khác nhau, từ đau nhẹ đến đau quặn dữ dội. Hãy áp dụng một số cách làm giảm cơn đau sỏi mật đơn giản dưới đây để “đẩy lùi” chúng một cách nhanh nhất.

Sỏi mật đau ở đâu? Các triệu chứng đau do bệnh sỏi mật là gì?

Mật là một loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật hình thành do sự lắng đọng bất thường của các thành phần có trong dịch mật, chủ yếu là cholesterol. Chế độ ăn giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường dễ dẫn đến hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống gan - mật như: túi mật (sỏi túi mật), ống mật chủ (sỏi ống mật chủ) hoặc đường dẫn mật trong gan (bệnh sỏi gan).

Đau bụng, sốt, vàng da và rối loạn tiêu hóa là 4 triệu chứng của bệnh sỏi mật. Trong đó, đau bụng là triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều kiểu đau bụng, và mọi người thường chủ quan nghĩ rằng chỉ là đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên có những dấu hiệu đau bụng do bị sỏi mật cần để ý, phát hiện sớm để đi khám và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Đau bụng, sốt, vàng da và rối loạn tiêu hóa là 4 triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi mật.
Nếu bạn thấy đau bụng dữ dội mà không thể di chuyển được, thì đây là trường hợp cần đặc biệt lưu ý. Bởi vì dấu hiệu cơn đau cho thấy bạn đang bị vấn đề bất ổn trong khoang bụng cần phải đi bác sĩ ngay.

Đau phía trên ở vùng giữa rồi chuyển cơn đau về xương sườn là dấu hiệu bệnh sỏi mật. Mật ở trong túi mật nối gan với ruột non. Ngoài ra, cơn đau sỏi mật có thể hình thành ở vùng phía trên rốn.

Bệnh sỏi mật, ngoài vùng bụng đau là triệu chứng chủ yếu thì cũng cần xem đến những phản ứng khác của cơ thể mà bạn cần lưu ý như: đau bụng đi ngoài liên tục mà uống thuốc không khỏi, ăn nhiều quá cũng có thể bị đau bụng, ăn nhiều dầu mỡ sẽ có cảm giác nê bụng, nặng bụng.

Sỏi mật không nguy hiểm, trường hợp đau bụng khẩn cấp dẫn đến cấp cứu thì nhiều trường hợp phải cắt túi mật.

Sỏi mật dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, viêm túi mật cấp, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật, xơ gan,… Nếu không kịp thời can thiệp thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách làm giảm cơn đau sỏi mật

Có các cách nào để làm giảm các triệu chứng, cơn đau do bệnh sỏi mật? Những cơn đau bệnh là triệu chứng phổ biến nhất của sỏi mật. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường được kích hoạt sau khi bạn có một bữa ăn giàu chất béo. Mức độ của các cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau quặn dữ dội.

Nếu bạn cảm nhận thấy cơn đau chỉ ở mức độ vừa phải, bạn có thể dễ dàng xử trí nó ngay tại nhà mà chưa cần thiết phải đến bệnh viện.

Dưới đây là 7 cách làm đơn giản, có thể được áp dụng ngay tại nhà để giảm các triệu chứng, cơn đau do sỏi mật.

1. Uống thuốc giảm đau: Một viên thuốc giảm đau có thể hữu ích trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hay chườm túi nhiệt. Trong đó Paracetamol là loại thuốc thường được sử dụng nhất, bởi chúng tương đối an toàn và có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.

2. Sử dụng túi giữ nhiệt: Bạn có thể làm dịu ngay cơn đau do sỏi mật với một túi giữ nhiệt hoặc một chai nước ấm, bằng cách đặt trực tiếp chúng lên vùng bụng bị đau, lăn đều và xoa nhẹ nhàng. Sức nóng từ túi giữ nhiệt sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau. Bạn nên chườm túi nhiệt trong khoảng 20 – 30 phút và có thể ngăn cách bằng một miếng vải mềm để tránh làm bỏng vùng da xung quanh bụng.

3. Nhâm nhi một ly nước ép rau quả: Sử dụng nước ép rau quả có thể giúp bạn giải độc, tăng cường vitamin và năng lượng để chống chịu với cơn đau. Đôi khi, uống một ly nước ép mát lạnh sẽ làm tinh thần bạn phấn chấn lên và quên đi cơn đau do sỏi mật đang hành hạ. Các loại trái cây họ cam giàu vitamin C và pectin, vì vậy đặc biệt hiệu quả để giúp bạn thoát khỏi các cơn đau do sỏi mật. Bạn nên uống một ly nước chanh hoặc nước cam với khoảng 120 – 180 ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần và nên uống khi bụng đói.

Nước ép rau củ quả giúp cơ thể giải độc, tăng cường vitamin và năng lượng để chống
chịu với các cơn đau do sỏi mật.
4. Bột nghệ trộn với mật ong: Hoạt chất curcumin ở trong củ nghệ có tác dụng lợi mật và tăng chất lượng dịch mật. Trong khi mật ong có tính chất sát trùng, có thể ngăn ngừa viêm nhiễm. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng đau, viêm do sỏi mật. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp bột nghệ và mật ong theo cách sau: Trộn 1 muỗng canh (15ml) mật ong với 1 thìa cà phê (5g) bột nghệ, sử dụng trong một ngày.

5. Uống một ly giấm táo: Các hoạt chất có tính acid ở trong giấm táo giúp làm giảm nhanh chóng cơn đau do sỏi mật, thậm chí có thể giảm đáng kể triệu chứng đau chỉ trong vòng 15 phút. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi sử dụng giấm táo, bạn có thể pha chung 1 muỗng café dấm táo (5ml) với khoảng 250ml nước ép táo để uống trong ngày. Nếu uống được, bạn có thể thử tăng lượng dấm táo lên 60 ml, pha với 250ml nước ép để cải thiện cơn đau nhanh chóng hơn.

6. Dùng dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu có thể giúp trung hòa các phản ứng viêm và làm giảm đáng kể triệu chứng đau do sỏi mật khi bôi tại chỗ. Bạn có thể ngâm một miếng vải mềm trong dầu thầu dầu ép lạnh, sau đó đặt trực tiếp lên vùng bụng phía túi mật. Giữ nguyên miếng vải thấm thầu dầu trong vòng 30 phút để giúp giảm đau hiệu quả nhất.

7. Uống nước muối: Hòa tan 1/2 muỗng café muối (khoảng 2,5g) vào 1 ly nước ấm (250ml) và uống nước trước khi đi ngủ để giúp giảm áp lực túi mật, từ đó giảm được triệu chứng đau do sỏi.

Trên đây là một số mẹo giúp bạn phần nào có thể giảm bớt cơn đau do sỏi mật, tuy nhiên để phòng và điều trị bệnh lâu dài thì các bạn nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và phương pháp điều trị bệnh một cách khoa học và cụ thể. Nếu thấy cơn đau nặng, kéo dài, hoặc xuất hiện kèm theo các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, sốt, ớn lạnh… thì tốt nhất bạn nên khẩn trương nhập viện để được xử trí kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm do sỏi mật.

Ngoài ra, để điều trị sỏi mật cũng như làm giảm hết những cơn đau do sỏi mật thì người bệnh có thể sử dụng viên uống Sỏi Mật Trái Sung để hỗ trợ điều trị làm tan sỏi mật.

Thấu hiểu được vai trò, chức năng của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi thận, sỏi trong gan. Bằng sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim… Sỏi Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, thận, hỗ trợ điều trị làm tan cả sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan và chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả… từ đó không những làm giảm các triệu chứng, cơn đau do sỏi mật gây ra mà còn có thể giúp loại bỏ sỏi một cách tự nhiên, an toàn. Hơn nữa, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ đông y này trong thời gian dài mà không sợ tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,…  dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Share:

8/31/2017

Bệnh sỏi mật có di truyền không, có chữa được không?

Sỏi mật là bệnh rất thường gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiễu rõ hết được về căn bệnh này. Nhiều bệnh nhân khi mới bị sỏi thường băn khoan không biết bệnh sỏi mật có di truyền không, có chữa được không? Đặc biệt có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi mật là cha mẹ nên rất lo lắng không biết con của mình khi lớn lên có bị mắc sỏi mật hay không. Để giải đáp cho những thắc mắc đó, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về bệnh sỏi mật là gì và bệnh sỏi mật dưới góc độ di truyền qua bài viết sau đây.

Sỏi mật là bệnh gì?


Sỏi mật là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có tỉ lệ mắc ở người trưởng thành nhiều nhất trên toàn thế giới.

Trong hệ tiêu hóa, dịch mật đóng mật vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Dịch mật là do gan bài tiết ra và được dự trữ trong túi mật. Khi ta ăn thức ăn, túi mật có nhiệm vụ co bóp để đẩy dịch mật qua ống mật chủ (đường mật) vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần gồm Cholesterol, Acid mật và Phospholipid trong dịch mật là yếu tố quan trọng thúc đẩy tạo sỏi.  Sỏi mật có thể được hình thành ở trong túi mật, ống mật chủ, hoặc trong các ống gan (sỏi đường mật trong gan).

Bệnh sỏi mật có di truyền không? Bệnh sỏi mật có chữa được không?
Bệnh sỏi mật có di truyền không?




























Sỏi mật làm tắc nghẽn đường lưu thông của mật, khiến lượng mật đưa vào ruột không đủ để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật, viêm tụy… Nhiều nghiên cứu về di truyền trong y học hiện đại đã chứng minh rằng sự đột biến gen và tính di truyền đã góp phần lớn vào sự hình thành sỏi mật ở người bệnh và những người trong gia đình của họ.

Sỏi mật có tỉ lệ mắc cao và không dễ phát hiện. Phạm vi ảnh hưởng của bệnh này thay đổi đáng kể trên toàn thế giới: tại Hoa Kỳ, có khoảng 10-15% người trưởng thành có sỏi mật; ở các nước Mỹ Latinh, tỉ lệ mắc bệnh này lên đến 50%, còn ở Bắc Ấn Độ là 6%. Nguy cơ hình thành sỏi có liên quan chặt chẽ với yếu tố giới tính, độ tuổi, béo phì, dân tộc và đặc biệt là tiền sử gia đình và sự tương tác của nhiều gen trong cơ thể với môi trường.

Phần lớn người mắc sỏi mật không dễ dàng phát hiện được sỏi túi mật trong điều kiện bình thường do ban đầu các triệu chứng không đáng chú ý. Chỉ có 25% tổng số các trường hợp xuất hiện cơn đau quặn mật vùng hạ sườn phải, và chỉ định phẫu thuật được ưu tiên để tránh những biến chứng cấp tính cho người bệnh như viêm tụy cấp, viêm gan, vàng da tắc mật, vỡ túi mật gây nhiễm trùng ổ bụng và nhiễm trùng máu... Chính vì vậy, giáo sư Frank Lammert, bác sĩ nội khoa đại học Bonn đã nhận định: "Sỏi mật là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa chiếm chi phí điều trị cao nhất”.


Sỏi mật có di truyền không? Gen nào gây bệnh sỏi mật?


Theo nhận định của Giáo sư Tilman Sauerbruch của bệnh viện đại học Bonn: "Bệnh sỏi mật hình thành do 70-80 % yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, lối sống không khoa học gây nên, phần còn lại là do gen quyết định". Do đó, tỉ lệ gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh này khá cao. Nghiên cứu trên các cặp song sinh cũng cho thấy yếu tố di truyền làm tăng ngay cơ mắc sỏi túi mật.

Từ những dự đoán bước đầu, nhóm nghiên cứu Đại học Bonn cùng các đồng nghiệp từ Romania đã tiến hành nghiên cứu trên 178 phụ nữ và nam giới đều bị sỏi mật trong 84 gia đình. Kết quả cho thấy có 21,4 % người bệnh mang một biến thể gen đặc biệt làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh là ABCG8; ở nhóm chứng không mắc bệnh thì chỉ 8,6% có kiểu gen này. Đột biến này có tỉ lệ di truyền lên tới 10% ở các nước Châu Âu.

ABCG8 là một trong các gen tham gia vào quá trình vận chuyển năng lượng và chuyển hóa cholesterol ở tế bào gan, ruột, đại tràng. Đột biến gen kích thích bơm cholesterol hoạt động thường xuyên, liên tục với tốc độ cao, làm giảm hấp thụ cholesterol ở ruột và tăng vận chuyển từ gan vào hệ thống đường mật, gây mất cân bằng thành phần dịch mật, tạo điều kiện cho sự kết tinh cholesterol. Do đó, những người mang gen đột biến ABCG8 sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn 2-3 lần và tăng khả năng tái phát sỏi sau cắt bỏ túi mật.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Ấn Độ cũng chứng minh sự biến đổi cấu trúc gen apolipoprotein A1 và C3 (thành phần protein trong HDL) cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid và tăng nguy cơ sỏi mật.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu, giáo sư Lammert tin tưởng rằng trong tương lai sẽ có thuốc tác động lên gen ABCG8 để giảm hoạt động quá mức của bơm cholesterol, nhưng cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn, vì không chỉ có một gen đột biến tham gia vào cơ chế tạo sỏi mật. Đồng thời, những phát hiện này cũng giúp ích cho quá trình phòng ngừa và điều trị sỏi túi mật bằng cách xét nghiệm sàng lọc kiểu gen đột biến. Nhưng trước mắt, người bệnh nên có lối sống lành mạnh, luyện tập thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học và giải pháp từ thiên nhiên để tránh xa vấn đề bệnh tật, trong đó có bệnh lý đường mật.

Bệnh sỏi mật có chữa được không?


Bệnh sỏi mật có thể được chữa khỏi nếu như được điều trị kịp thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để hạn chế các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa sỏi tái phát sau điều trị. Ở nước ta, hiện nay có hai phương pháp điều trị sỏi mật phổ biến là điều trị bằng Tây y và Đông y.

Điều trị sỏi mật bằng Tây y có những phương pháp nào?

- Thuốc làm tan sỏi: hầu hết không có tác dụng với sỏi gan (sỏi sắc tố, thành phần chính bilirubin), bởi vì thuốc chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol. Các thuốc tán sỏi mà bạn có thể tham khảo đó là thuốc giảm đau, thuốc hướng cơ, thuốc làm tan sỏi Acid ursodesoxycholic…. Những loại thuốc này được chỉ định dùng khi sỏi còn nhỏ và chưa gây ra biến chứng gì. Với những viên sỏi to, nằm rải rác hoặc đã xuất hiện biến chứng thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng.

- Tán sỏi quá da: Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp  hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và  hồi phục sức khỏe nhanh

- Nội soi mật tụy ngược dòng: phương pháp này chỉ thích hợp cho người bệnh chưa bị chít hẹp đường mật. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật.

- Phẫu thuật mở hở lấy sỏi: được áp dụng nhiều hơn cả do phối hợp được các kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật bị tắc hẹp. Nhưng phương pháp này khó khăn ở chỗ là không thực hiện được cho người bệnh có bệnh lý về tim mạch hoặc rối loạn đông máu.

- Cắt bỏ túi mật: Cắt túi mật có thể là cần thiết nếu bị đau từ sỏi ngăn chặn dòng chảy của mật, hoặc những trường hợp sỏi đã quá lớn, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật. Cắt túi mật thường được thực hiện bằng cách chèn một máy quay phim nhỏ và các công cụ phẫu thuật đặc biệt thông qua bốn vết rạch nhỏ để xem bên trong bụng và loại bỏ túi mật. Các bác sĩ gọi đây là cắt bỏ túi mật nội soi. Trong một số trường hợp, một vết rạch lớn có thể được sử dụng để cắt bỏ túi mật. Điều này được gọi là cắt bỏ túi mật mở.

- Phẫu thuật cắt một phần gan (đối với bệnh sỏi gan – sỏi đường mật trong gan): là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp trên không thể tiến hành hoặc sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose… vì vậy, chỉ những trường hợp nặng bệnh nhân mới được điều trị bằng giải pháp này.

Điều trị sỏi bằng Tây Y luôn là phương pháp điều trị bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nêu trên chỉ là chữa “phần ngọn”, không giải quyết được tận gốc của căn bệnh nên tỉ lệ sỏi tái phát rất cao và chi phí cho điều trị khá tốn kém, nhất là đối với những bệnh nhân nghèo.

Điều trị sỏi đường mật trong gan bằng các thảo dược quý Đông y

Theo đông y, sự hình thành sỏi nguyên nhân không chỉ là sự ứ trệ tại hệ thống đường mật mà còn liên quan mật thiết tới sự mất cân bằng chuyển hóa tại can (gan), sự hoạt động kém hiệu quả của tỳ vị (hệ tiêu hóa). Tương ứng với nguyên nhân hình thành sỏi thì đông y có các phép trị bệnh như: “sơ can”– tăng cường chức năng gan, “lợi đởm” – lợi mật, “hành khí chỉ thống” – giảm ứ trệ, giảm đau, “thanh nhiệt lợi thấp” – kháng khuẩn kháng viêm và “bài thạch” – làm nhỏ sỏi. Điều trị bệnh sỏi mật bằng phương pháp Đông y sẽ cho kết quả tốt nhất vì vừa không phải phẫu thuật, thuốc đơn giản, vừa có hiệu quả cao, đặc biệt chữa được tận gốc nên không sợ bị tái phát.

50% người bệnh sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp lấy sỏi, sau 3 – 10 năm phải nhập viện do sỏi tái phát. Có những trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2 – 3 lần, nên làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan đã bị tổn thương. Thế nhưng, đông y lại có thể khắc phục được các nhược điểm này.

Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những lợi ích khó có thể thay thế, của các thảo dược truyền thống trong việc điều trị bệnh sỏi mật, sỏi đường mật trong gan, sỏi thận. Điển hình trong số đó là những thảo dược quý như: Trái Sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim,… có tác dụng lợi mật, bổ gan, giúp tăng khả năng vận động đường mật, do đó tăng hiệu quả bào mòn và tống xuất sỏi, giúp hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành và tái phát sỏi gan. Thay vì phải đun sắc cồng kềnh, mất nhiều thời gian mà không đảm bảo được liều lượng như trước kia, ngày nay, người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm Sỏi Mật Trái Sung có chứa đầy đủ tất cả các vị dược liệu này.


Share:

8/23/2017

10 điều cần biết về bệnh sỏi mật mà bạn không thể bỏ qua

Cách bệnh về túi mật, sỏi mật thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Nếu túi mật khiến bạn bị đau dữ dội hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọn khác, có thể bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Hiểu rõ hơn về túi mật và bệnh sỏi mật có thể giúp bạn phòng tránh và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh túi mật, sỏi mật.

10 điều cần biết về bệnh sỏi mật mà bạn không thể bỏ qua
10 điều không thể bỏ qua về bệnh sỏi mật.

Dưới đây là 10 thông tin cơ bản về bệnh sỏi mật mà bạn cần biết


1. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ, cô đọng và bài viết dịch mật

Khi gan gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, thì dịch mật (có màu xanh) có thể sẽ hỗ trợ cho gan. Túi mật sẽ là cơ quan chứa lượng dịch mật này và chỉ giải phóng ra dịch mật khi bạn thực sự cần tới dịch mật.

Dịch mật trong túi mật sẽ ở dưới dạng dễ sử dụng cho quá trình tiêu hóa nhất. Khi bạn ăn, dịch mật sẽ được túi mật giải phóng ra, và đi vào đoạn đầu của ruột non ( gọi là tá tràng) thông qua các ống mật. Gan có thể sản xuất ra khoảng 500-1000ml dịch mật/ngày nhưng túi mật có thể  tập trung lượng dịch mật cao hơn khoảng 10 lần và lưu trữ khoảng 30-50ml dịch mật đặc hơn.

2. Sỏi cholesterol chiếm tới 80% các trường hợp mắc sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi một trong hai chất là cholesterol và bilirubin trở nên rất bão hòa trong dịch mật, dẫn đến việc kết tinh thành các tinh thể. Bilirubin là một chất có màu vàng nâu được tìm thấy trong dịch mật, và là hậu quả của việc tế bào hồng cầu già bị phá hủy tại gan. Cơ thể bình thường sẽ loại bỏ bilirubin thông qua đường ruột (bilirubin là nguyên nhân khiến phân bạn có màu).

Sỏi mật do bilirubin là dạng sỏi hiếm gặp hơn so với dạng sỏi do cholesterol và thường gặp ở những người mắc các rối loạn về máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Trên thực tế các trường hợp bị sỏi cholesterol chiếm tới 80%, còn lại là các sỏi hỗn hợp, sỏi bilirubin.

3. Ăn ít cholesterol và chất béo là chế độ ăn uống tốt nhất giữ cho túi mật luôn khỏe mạnh

Bạn băn khoăn về việc chế độ ăn nào sẽ tốt cho một túi mật khỏe mạnh? Đa số các loại sỏi mật thường hình thành từ cholesterol, do vậy, thực hiện chế độ ăn ít cholesterol và ít chất béo là một lựa chọn tốt để giữ túi mật khỏe mạnh.

4. Một chế độ tốt cho tim mạch cũng sẽ tốt cho túi mật

Một chế độ ăn được đánh giá là tốt cho sức khỏe tim mạch cũng được coi là tốt cho túi mật. Điều đó có nghĩa là một chế độ ăn có chứa các loại chất béo không bão hòa đơn, ví dụ như các chất béo có trong các loại hạt, trái bơ, dầu ôliu và bơ lạc.

Các chất béo không bão hòa đa cũng nên là một phần của chế độ ăn cân đối, ví dụ như chất béo có trong các loại cá béo, quả óc chó, hạt lanh và dầu thực vật. Tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng cholestereol cũng sẽ giúp bạn làm giảm được nguy cơ bị sỏi túi mật. Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng quan trọng chẳng kém gì việc bạn ăn gì, đó là tần suất ăn của bạn. Nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn lớn trong một ngày, thì việc này sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật bởi dịch mật ở trong túi mật một thời gian quá dài trước khi được tiết ra.

 Thời gian dịch mật ở trong túi mật càng lâu, thì cholesterol trong dịch mật càng có thời gian để trở nên rất bão hòa và càng dễ kết tinh thành sỏi mật.

5. Giảm cân quá nhanh cũng có thể gây ra sỏi mật

Ngoài việc có một chế độ ăn cân đối, thì việc có một cân nặng hợp lý cũng sẽ giúp túi mật hoạt động tốt. Những người béo phì sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện một chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để giảm cân. Giảm cân quá nhanh cũng có thể  là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật. Giảm cân là một điều tốt, nhưng bạn sẽ không cần thiết phải giảm cân với một tốc độ chóng mặt.

Một cách khác để tránh không bị sỏi mật là kiểm soát lượng cholesterol của bạn, bao gồm việc uống các loại thuốc hạ mỡ máu nếu bạn bị mỡ máu cao. Một số bằng chứng còn ủng hộ giả thuyết rằng, thường xuyên bổ sung vitamin C có thể giúp dự phòng sỏi mật, và kỳ lạ hơn, đó là việc uống cà phê cũng có thể có một vài tác dụng bảo vệ bạn khỏi tình trạng sỏi mật hình thành do cholesterol.

6. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc sỏi mật

Ngoài những người bị béo phì, những người có chế độ ăn không lành mạnh, giàu chất béo hoặc những người bị mỡ máu tăng cao, thì phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị sỏi mật. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai cũng cần đặc biệt lưu ý đến các loại thực phẩm giàu chất béo trong suốt quá trình mang thai. Những người mắc phải một số rối loạn về máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm, cũng sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật liên quan đến bilirubin.

Người cao tuổi và người thuộc một số dân tộc, ví dụ như người Mỹ bản địa, cũng là những người có nguy cơ cao bị sỏi mật. Có tiền sử gia đình bị sỏi mật cũng có thể sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi mật. Một số loại thuốc, ví dụ như các thuốc tránh thai đường uống, cũng có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật, nhưng việc tăng nguy cơ là rất ít và do vậy, không nên vì thế mà ngừng sử dụng các loại thuốc này.

7. Dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng sỏi mật là đau dữ dội

Có tới 80% số người chưa bao giờ xuất hiện dấu hiệu gì của sỏi túi mật và cũng không cần phải can thiệp gì trong những trường hợp này. Nhưng nếu sỏi túi mật gây ra bất cứ vấn đề gì, thì chắc chắn bạn sẽ biết. Bởi cơn đau do sỏi túi mật gây ra có thể sẽ rất dữ dội. Người bệnh thường miêu tả cơn đau như đau nhói, đau âm ỉ và rất dữ dội. Nếu đánh giá trên thang điểm từ 1-10 thì cơn đau do sỏi túi mật sẽ được 10 điểm. Cơn đau chủ yếu xuất hiện sau khi ăn một bữa ăn giàu chất béo bởi chất béo chính là nguyên nhân chính khiến túi mật bị rỗng (vì dịch mật được tiết ra hết để giúp tiêu hóa chất béo).

Cơn đau chủ yếu xuất hiện ở phía bên phải của bụng (vị trí của túi mật), ngay dưới xương ức và có thể lan ra sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ và có thể đi kèm triệu chứng buồn nôn. Trong một số trường hợp, cơn đau chỉ đau âm ỉ ở phía bên phải, như khi bạn bị đau bụng hoặc bị đầy hơi chướng bụng.

8. Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán sỏi mật

Siêu âm là xét nghiệm nhanh và an toàn, có thể cung cấp rất nhiều thông tin về việc túi mật trông như thế nào và kết quả siêu âm thường tương đối chính xác.

Siêu âm cũng có thể cho phép bác sỹ nhìn thấy sỏi mật hoặc tình trạng kích ứng của túi mật, ví dụ như thành niêm mạc túi mật dày hoặc có dịch quanh túi mật. Một số người bệnh có thể được giới thiệu tiến hành một loại xét nghiệm thứ hai gọi là chụp gan mật (hepatobiliary – HIDA). Đây là kỹ thuật sẽ sử dụng các chất phóng xạ hóa học để tiêm vào cánh tay và xem xem chuyện gì sẽ xảy ra khi những chất này xuống tới túi mật. Thông thường, chụp HIDA chỉ được tiến hành khi bệnh nhân có một bệnh tiềm ẩn khác hoặc có triệu chứng đau túi mật nhưng lại không tìm thấy sỏi mật.

9. Sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật có thể “im lặng”, không triệu chứng hoặc có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng túi mật, đường mật, viêm túi mật, vàng da tắc mật hoặc xơ gan do sỏi,... Nếu viên sỏi lọt vào vị trí ngã ba đường mật – tụy (cơ vòng Oddi), làm tắc nghẽn dịch mật, dịch tụy, có thể gây viêm tụy cấp.

Khi bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên cũng cần phải nhanh chóng nhập viện và điều trị tích cực. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt túi mật là điều cần thiết.

10. Cắt túi mật không thể chữa khỏi bệnh sỏi mật

Nhiều người cho rằng cắt túi mật là đã khỏi được bệnh sỏi mật. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp sỏi tái phát trở lại trong một khoảng thời gian từ 3 – 5 năm sau phẫu thuật cắt túi mật. 50% người bệnh sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị do sỏi tái phát tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật (ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan).

Một số biến chứng khác thường gặp sau cắt túi mật có thể là khó tiêu, đầy trướng, tiêu chảy,… các triệu chứng này sẽ cải thiện dần dần sau khi cơ thể đã thích nghi được với việc không còn túi mật. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, người bệnh mắc các biến chứng kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Đâu là giải pháp toàn diện mà mọi người luôn tìm kiếm để thoát khỏi căn bệnh này? Đó chính là sử dụng các loại thảo dược Đông y như Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim…để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng. Sỏi Mật Trái Sung với sự phối hợp của các loại thảo dược chính này đã tạo ra tác động kép: giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm; từ đó giúp cân bằng lại hệ thống gan mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi gan mật, thận và ngăn ngừa nguy cơ sỏi tái phát vì loại bỏ được hoàn toàn căn nguyên gây ra bệnh sỏi. Đây được đánh giá là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các vấn đề của sỏi mật ra khỏi cuộc sống.



Làm thế nào để túi mật luôn khỏe mạnh?


Một chế độ ăn uống lành mạnh chính là cách tốt nhất để giúp cho túi mật luôn khỏe mạnh. Theo TS Cathleen Khandelwal, bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Cleveland cho biết: "Hầu hết sỏi túi mật được hình thành từ cholesterol, vì vậy một chế độ ăn uống với hàm lượng cholesterol thấp, ít chất béo là tốt nhất cho sức khỏe của túi mật,". Do đó bạn cần phải luôn tránh xa các loại thực phẩm làm tăng mức cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

Ăn uống điều độ cũng là một phần của chế độ ăn duy trì sức khỏe cho túi mật bởi mật thường được tích tụ trong một thời gian nhất định rồi mới tiết ra khi ta ăn. Nếu ăn một bữa quá nhiều chất dinh dưỡng hay quá no sẽ làm mật quá tải, dễ hình thành sỏi mật.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc thường xuyên bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật. Ngoài ra sử dụng cà phê cũng giúp chống lại việc hình thành sỏi mật với người có chế độ ăn nhiều cholesterol.

Lời kết

Tóm lại, túi mật là cơ quan quan trọng trong nội tạng cơ thể, khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và phát hiện sớm khi mắc bệnh, khả năng chữa khỏi bệnh rất khả quan. Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, sỏi có gây biến chứng hay không mà có các biện pháp điều trị phù hợp như điều trị nội khoa, thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa loại bỏ sỏi. Dù là dùng các biện pháp nào thì việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược luôn được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả.
Share:

7/19/2017

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả

Bệnh sỏi ống mật chủ hay con còn gọi là sỏi đường mật là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta khi chiếm đến hơn 80% trong tổng số bệnh nhân bị sỏi mật. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như  gây tắc mật, gây viêm, chảy máu đường mật, viêm tụy cấp… Vậy bệnh sỏi trong ống mật chủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Sỏi ống mật chủ là gì?

Sỏi ống mật chủ là sỏi nằm trong đường dẫn mật (ống mật chủ) nên còn được gọi là sỏi đường mật. Ống mật chủ là ống dẫn dịch mật trực tiếp từ gan xuống tá tràng để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong quá trình dịch mật chảy từ gan xuống tá tràng thì sẽ có khoảng 5% dịch mật được đổ vào túi mật và dự trữ ở đó.

Do vậy, ống mật chủ rất quan trọng trong việc lưu thông dịch mật. Nếu xuất hiện sỏi ở ống mật chủ sẽ làm giảm đáng kể lượng dịch mật xuống tá tràng, gây đầy chướng, chậm tiêu. Kích thước sỏi lớn sẽ gây tắc nghẽn đường mật, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp…

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả
Vị trí của sỏi trong túi mật, sỏi trong ống mật chủ - Ảnh minh họa.

Nguyên nhân hình thành sỏi trong ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ có thể được hình thành trong ống mật chủ (thường là sỏi sắc tố nâu) hoặc sỏi từ đường mật trong gan hay túi mật (sỏi cholesterol) di chuyển xuống ống mật chủ. Kích thước sỏi nhỏ thì có thể qua được cơ vòng Oddi xuống tá tràng, ra hậu môn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu kích thước sỏi lớn thì sẽ bị mắc kẹt lại ở ống mật chủ, gây tắc nghẽn đuờng mật hoặc viêm tụy cấp nếu sỏi ở đường chung tụy mật.

Nguyên nhân chính hình thành sỏi sắc tố ở ống mật chủ là do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Vi khuẩn gây tổn thương thành đường mật khiến các tế bào viêm loét bong vào dịch mật, đồng thời làm kết tủa một số thành phần của dịch mật (sắc tố mật, muối mật) và tạo thành các viên sỏi. Một số trường hợp khác, giun chui lên ống mật mang theo trứng hoặc xác giun ở trong ống mât sẽ là nhân sỏi cho sắc tố mật lắng đọng bám vào, phát triển dần thành sỏi ống mật chủ.

Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc thời kì tiền mãn kinh, người bệnh đái tháo đường, béo phì… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi mật do có sự thay đổi chuyển hóa, nội tiết trong cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và đặc biệt ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật sau 3 năm thì nguy cơ hình thành sỏi ống mật chủ rất cao.

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả
Cấu tạo của hệ thống gan, túi mạt, ống mật chủ, tá tràng trong cơ thể- Ảnh minh họa.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi ống mật

Bệnh sỏi mật nói chung thường không xuất hiện các triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng mơ hồ như đầy chướng, chậm tiêu. Tuy nhiên khi đường mật bị tắc nghẽn thì sẽ xuất hiện 3 triệu chứng điển hình (tam chứng Charcot) là: đau hạ sườn phải, sốt, vàng da. Đặc biệt với sỏi ở ống mật chủ thì các triệu chứng trên sẽ tái phát nhiều lần.

- Vàng da: là triệu chứng xảy ra muộn nhất, sau 24 – 48h xuất hiện triệu chứng đau, sốt. Dịch mật bị tắc nghẽn và ứ đọng ở gan, bilirubin trong dịch mật vào máu gây vàng da, vàng niêm mạc mắt.

- Sốt: Dịch mật ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gây sốt cao 39 – 40°C, run lạnh, vã mồ hôi. Triệu chứng sốt thường xuất hiện sau 2 – 3h xảy ra các cơn đau quặn.

- Đau hạ sườn phải: Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và kéo dài, có thể sau ăn 1 – 2h hoặc xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong ngày. Đau lan lên ngực hoặc ra sau lưng. Nguyên nhân gây ra các cơn đau thường do sỏi di chuyển hay do tăng co bóp ống mật, tăng nhu động túi mật và tăng áp lực đường mật.

- Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Nôn, buồn nôn, ngứa (do nhiễm độc muối mật), vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm (do sắc tố mật đào thài qua nước tiểu), phân bạc màu (do thiếu sắc tố mật).

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả
Triệu chứng, biến chứng của sỏi ống mật chủ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi trong ống mật chủ

Sỏi ống mật có thể gây tắc nghẽn đường mật, dẫn đến nhiễm trùng và sinh ra các biến chứng tại chỗ (viêm đường mật, chảy máu đường mật, viêm phúc mạc mật…) hay toàn thân (shock nhiễm trùng, viêm tụy cấp, suy thận cấp…).

Các biến chứng do sỏi ống mật chủ gây ra đều có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó mục tiêu điều trị chính của bệnh là phòng ngừa các biến chứng và cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh chung sống hòa bình với sỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

- Viêm đường mật, viêm túi mật: Do vi khuẩn đường mật gây ra. Khi kích thước sỏi ống mật chủ lớn sẽ làm tắc nghẽn, ứ đọng dịch mật ở đường mật trong gan, ống mật, túi mật. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây nhiễm trùng, viêm đường mật.

- Rối loạn đông máu và chảy máu đường mật: Tắc nghẽn đường mật do sỏi sẽ gây ứ mật trong gan và suy giảm chức năng gan. Các tế bào gan sẽ giảm tổng hợp Prothrombin và các yếu tố đông máu khác. Đồng thời dịch mật bị thiếu hụt sẽ giảm hấp thu các chất béo, đặc biệt là vitamin K – vitamin cần thiết trong quá trình tổng hợp Prothrombin. Mặt khác, nhiễm trùng đường mật gây tổn thương thành ống dẫn mật, do đó cũng gây tổn thương các mạch máu, dễ dẫn đến chảy máu đường mật. Vì vậy, chảy máu đường mật là biến chứng rất dễ xảy ra trong nhiễm trùng đường mật.

- Viêm mủ đường mật: Tắc mật gây nhiễm khuẩn đường mật và ngược lại, do đó nếu bệnh không được phát hiện sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nặng hơn và tạo thành các ổ mủ, viêm nặng.

- Áp xe đường mật, áp xe gan: Nhiễm trùng đường mật ngoài gan tiến triển nặng sẽ gây áp xe đường mật và ổ mủ sẽ đi ngược lên đường mật trong gan, tạo thành áp xe gan.

- Viêm phúc mạc mật: Tắc nghẽn dịch mật gây tăng áp lực trong đường mật và nhiễm trùng gây giãn túi mật, phù nề thành đường mật sẽ làm dịch mật thấm dần vào phúc mạc. Dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng, khu trú ở hạ sườn phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời.

- Viêm tụy cấp: Là biến chứng ít gặp, do sỏi bị mắc kẹt ở ngã ba tụy mật, đoạn gần cuối ống mật và gây trào ngược dịch mật vào tụy.

- Hội chứng gan thận: Đây là biến chứng nhiễm trùng nặng nhất do sỏi ống mật chủ gây ra. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt với các biện pháp hỗ trợ chức năng gan, thận, kết hợp với điều trị nhiễm trùng.


Cách điều trị sỏi ống mật chủ

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật kinh điển (mổ hở)

Mở ống mật chủ lấy sỏi dẫn lưu Kehr: Phương pháp này trước đây đang được sử dụng thường quy để điều trị ngoại khoa sỏi  ống  mật  chủ. Từ xa xưa cho đến nay vấn đề chủ yếu vẫn là phương pháp điều trị phẫu thuật, mổ bụng và tiến hành các thao tác trên đường mật tuỳ theo các tổn thương bệnh lý của nó.

Chỉ định:

Mổ cấp cứu: Thường chỉ định trên bệnh nhân có biến chứng của sỏi  đường mật: như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật do hoại tử túi mật, hoại tử đường mật ngoài gan...

Mổ cấp cứu trì hoãn: Chỉ định trong các trường hợp sỏi đường mật kèm theo sốc nhiễm trùng cần phải hồi sức nội một thời gian ngắn, khi tình trạng bệnh tạm ổn định, thực hiện phẫu thuật.

Mổ theo kế hoạch: Được chỉ định ở các bệnh nhân có sỏi mật chưa có biến chứng.

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả

Các phương pháp phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là lấy sỏi và dị vật đường mật, tạo sự lưu thông mật  - ruột, dẫn lưu đường mật hoặc mổ nhẹ thì đầu cấp cứu để chuẩn bị cho lần mổ tiếp theo triệt để hơn.

Vấn đề sỏi  ống mật chủ đơn thuần và sỏi túi mật đơn thuần cho đến nay ít  có bất đồng về chỉ định và phương pháp phẫu thuật; việc lấy sỏi thường ít gặp khó khăn. Tuy  nhiên đối với những viên sỏi cắm chặt và phần  thấp của ống mật chủ, việc lấy sỏi cần được lưu ý hơn để tránh tổn thương cơ Oddi  và tuỵ tạng.

Đối với sỏi  đường mật trong gan dễ bị  bỏ  sót trong khi mổ hoặc không phát hiện hết khi  thăm dò hoặc không thể lấy hết sỏi ra được. Hiện nay ở Việt Nam lấy sỏi chủ yếu vẫn là nhờ dụng cụ Mérizzi hoặc Desjardin có các cỡ số độ cong thích hợp để xoay sở trong việc lấy sỏi. Dùng ống sonde Nelaton cho sâu vào trong gan rồi dùng nước ấm bơm súc rửa để lấy sỏi  nhỏ và dị vật nhỏ.

Đối với sỏi nằm sâu trên cao hoặc trong các ống gan hạ phân  thuỳ, việc lấy sỏi cần có soi đường mật trong mổ hoặc dùng các sonde như Dormia hoặc Fogarty để lấy sỏi dễ dàng hơn các dụng cụ cứng.

Đối với bệnh sỏi gan trái: Nhờ nhu mô gan mỏng sờ thấy sỏi mà không thể lấy qua đường ống mật  chủ, một số  tác giả có khuynh hướng mở nhu mô gan lấy sỏi, nhưng thường bị rò mật, có khi  gây viêm phúc mạc sau mổ cũng rất  nguy hiểm, do vậy đối với trường hợp đường mật bị nhiễm trùng thì không có  chỉ định này.

Sau khi giải quyết lấy sỏi và dị vật đường mật phải khâu ống mật chủ, để đảm  bảo an toàn cho đường khâu ống mật chủ ta thường dẫn lưu dịch mật bằng sonde Kehr. Mục đích chính là làm  giảm áp lực đường mật, theo dõi diễn biến đường mật sau mổ và lợi dụng sonde Kehr để chụp kiểm tra đường mật trong hoàn cảnh mổ sỏi mật ở Việt Nam.

Phương pháp dẫn lưu dịch mật trong cơ thể bằng cách nối mật ruột với nhiều kỹ  thuật. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp có hẹp cơ Oddi, chít hẹp đường mật, sỏi mật kèm theo nang ống mật chủ. Ngoài ra sỏi mật   trong gan rải rác nhiều nơi, nhiều sỏi hoặc sỏi mật đã phải mổ đi mổ lại nhiều  lần.

Có nhiều phương pháp nối mật-tiêu hoá khác nhau, việc lựa chọn phương pháp này tuỳ thuộc vào bệnh lý cũng như thói quen của phẫu thuật viên. Phương pháp đơn giản nhất là nối ống mật chủ-tá  tràng, tuy nhiên đã có nhiều nhược điểm: để lại túi bịt ống mật chủ phía dưới là nguyên nhân của lắng đọng sỏi và ung thư hoá, nhiễm trùng ngược dòng. Xu hướng hiện nay là nối ống mật chủ-hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-Y với nhiều ưu điểm: tránh được nhiễm trùng ngược dòng, không có túi bịt ống mật chủ.

Phương pháp mở rộng cơ Oddi qua đường tá tràng (còn được gọi là nối ống   mật chủ - tá tràng bên trong).

Phương pháp nối ống mật chủ tá tràng kiểu miệng nối bên bên: Dễ làm, ít   biến chứng nhưng có nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng  do các vi khuẩn  đường ruột, giun, thức ăn trào lên đường mật.

Phương pháp nối ống mật chủ - hỗng tràng kiểu Ronal-Smith: được áp dụng trong trường hợp ống  mật chủ bị chèn ép và u đầu tuỵ gây hẹp tá tràng.

Phương pháp nối ống mật chủ – hỗng tràng kiểu Roux en Y: có ưu điểm hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng đường mật ngược dòng  do trào ngược.

Phẫu thuật cắt phân thuỳ + hạ phân thùy gan trong điều trị sỏi  gan.

Điều trị sỏi không phẫu thuật bằng thảo dược

Tán sỏi từ các dược liệu tự nhiên là một  phương pháp điều trị bệnh sỏi rất hiệu quả và an toàn, ít gây tác dụng phụ, hạn chế khả năng sỏi tái phát lại sau điều trị. Một số dược liệu tự nhiên hỗ trợ tán sỏi hiệu quả như: trái sung, kim tiền thảo, hương phụ…

Hiện nay theo tây y thì có một số phương pháp trị sỏi như tán sỏi qua da, phẫu thuật trực tiếp lấy bùn sỏi, viên sỏi ra. Tuy nhiên người bệnh cần biết thêm là: Sỏi là bệnh mãn tính, có khả năng tái phát cao, đặc biệt là có liên quan mật thiết đến các bộ phận khác như gan, mật, thận…nên mặc dù đã phẫu thuật lấy sỏi thì sỏi vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Từ đó người bệnh cần có phương pháp đề phòng (ăn kiêng, dùng thuốc hỗ trợ) sỏi tái phát, biến chứng.

Điều trị sỏi bằng dược liệu tự nhiên không những hỗ trợ tán sỏi mà còn cải thiện chức năng gan mật, thận…từ đó hạn chế tối đa những biến chứng, phòng ngừa sỏi tăng kích thước, sỏi tái phát.

Sỏi ống mật chủ là gì? Điều trị, tán sỏi ống mật chủ hiệu quả
Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp từ hơn 25 loại thảo dược khác nhau giúp hỗ trợ tán sỏi thận,
sỏi mật, sỏi gan hiệu quả đồng thời cải thiện chức năng gan-mật-thận.
Thấu hiểu được vai trò, chức năng của hệ thống gan mật cũng như những nguyên nhân gây nên sỏi mật, sỏi túi mật. Bằng sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược liệu trị sỏi khác nhau như: Trái sung, Kim tiền thảo, Nấm linh chi, Hương phụ, Nhân trần, Kim ngân hoa, Uất kim.,… Sỏi Mật Trái Sung giúp cải thiện chức năng gan mật, điều trị làm tan sỏi thận, sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi gan, sỏi ống mật chủ, chống viêm túi mật, viêm đường mật hiệu quả…. Đặc biệt là những trường hợp sau khi phẫu thuật bị tái phát lại bệnh.

Sự kết hợp của các loại thảo dược trên không chỉ tạo ra tác động kép: lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên ngăn được nguy cơ tái phát sỏi, mà còn là một giải pháp hữu ích để giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các biến chứng sau cắt túi mật trên đường tiêu hóa.


Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi ống mật chủ mà Sỏi Mật Trái Sung tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như sỏi ống mật chủ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?... Bạn đọc quan tâm hoặc còn nhiều thắc mắc về sỏi ống mật chủ hãy liên hệ ngay với Sỏi Mật Trái Sung để được tư vấn miễn phí nhé.
Share:

6/26/2017

Nước đỗ đen, hạnh nhân, óc chó giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật

Uống nước đậu đen, hạnh nhân, quả óc chó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu, nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nước đỗ đen, hạnh nhân, óc chó giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật
Nước đỗ đen, hạnh nhân, óc chó giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật.
Nước đỗ đen, hạnh nhân, óc chó là một sản phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Chúng ta có thể tự chế biến nó tại nhà mà vẫn đảm bảo chất lượng cao. Các mẹ sau sinh mà sử dụng loại nước uống này thì chắc chắn sẽ cung cấp đủ sữa cho bé, đồng thời phục hồi thể trạng một cách nhanh nhất. Đồng thời thứ nước này còn là thần dược trong việc chăm sóc sắc đẹp.

Lợi ích sức khỏe của đỗ đen, hạnh nhân, óc chó

Đậu đen, hạnh nhân, quả óc chó là 3 loại ngũ cốc quen thuộc, được nhiều người biết đến. Chúng đều chứa nhiều chất dinh dưỡng đem lại sức khỏe tốt cho từng thế hệ con người.

Đậu đen thường được dùng để nấu chè, với thành phần vitamin B, C, E cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, kẽm và phần lớn protein, chất xơ. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu, nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời sử dụng đậu đen đúng cách còn giúp trẻ hóa làn da, da đẹp mịn màng, tươi trẻ và giúp giảm cân hiệu quả và nhanh chóng.

Hạt hạnh nhân có vị béo cung cấp lượng vitamin E dồi dào, các chất khoáng calcium, photpho, sắt, magie, đồng, selen và niacin. Hạnh nhân là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, chống lão hóa, giảm cholesterol xấu, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, với khả năng háo nước, hạnh nhân còn được xem là một trong những loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân an toàn nhất.

Còn đối với quả óc chó, nó được biết đến nhiều hơn ở các nước Âu Mỹ. Nó có chứa axit béo omega- 3, giàu chất xơ, vitamin B, vitamin E cùng kết hợp với magie, sắt, kali, canxi. Tất cả kết hợp lại giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự lão hóa sớm, trí não phát triển tốt hơn, giúp da dẻ hồng hào, mềm mịn hơn. Đây cũng là sản phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.
Với những công dụng tuyệt vời của 3 sản phẩm này, nếu chúng ta biết kết hợp nước đậu đen, hạnh nhân, và quả óc chó  vào cùng một công thức chế biến thì sẽ càng làm tăng công dụng làm đẹp của nó đem lại.

Nước đỗ đen, hạnh nhân, óc chó giúp ngăn ngừa sỏi mật
Nước đậu đen, hạnh nhân, óc chó giúp tăng cường lưu thông máu, nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường huyết,
ngăn ngừa sỏi mật, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cách nấu nước đậu đen, hạnh nhân, óc chó


Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Sữa tươi không đường, 
  • Hạt đậu đen, hạt hạnh nhân, quả óc chó (tỷ lệ ngang nhau)

Thực hiện:

  • 3 loại hạt rửa sạch, bỏ đi những hạt hư, lép. Riêng quả óc chó thì cần đập bỏ vỏ.
  • Ngâm chúng trong nước khoảng 2 tiếng đồng hồ để nó mềm ra, giảm bớt thời gian nấu.
  • Nấu nước sôi lên rồi cho đậu đen vào đun sôi lại rồi đổ bỏ phần nước đầu đi. Cách này sẽ giúp nước nấu trông đẹp mắt và loại bỏ được chất bẩn bám trên hạt đậu.
  • Sau đó cho nước sạch vào nấu lại, rồi đổ hạnh nhân và quả óc chó vào nấu chung.
  • Nấu trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi cả 3 thứ hạt được chín mềm hết.
  • Đổ khoảng 200ml sữa tươi không đường vào khuấy đều trước khi tắt bếp.
  • Để nguội rồi lọc lấy nước, bỏ đi phần bã.

Sau khi làm xong, chúng ta hãy bảo quản nước đậu đen hạnh nhân óc chó Hàn Quốc này trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

Cách sử dụng nước đậu đen, hạnh nhân, quả óc chó

Thông thường, sau khi chế biến, chúng ta chỉ sử dụng loại nước này trong khoảng 3 – 4 ngày là được. Bởi sau thời gian này, các dưỡng chất có trong nước sẽ bị bốc hơi mất, giảm đi chất lượng và công dụng vốn có của nó.

Loại nước này giúp thanh nhiệt, giải khát hiệu quả. Do vậy, mỗi khi khát nước, bạn có thể uống 1 ly tùy ý. Mỗi ngày, trung bình uống khoảng 3 – 4 ly nước này là phù hợp nhất.

Nếu ai cảm thấy khó uống thì có thể thêm chút đường hoặc mật ong. Còn nếu như người nào đang muốn giảm cân thì không nên cho thêm gì vào mà hãy uống 1 ly trước mỗi bữa ăn, như vậy sẽ giúp lượng thức ăn nạp vào ít đi, giúp giảm cân nhanh chóng.

Từ trẻ em đến người già đều có thể sử dụng loại nước đậu đen, hạnh nhân, quả óc chó này. Nó rất tốt cho sức khỏe mà đảm bảo tính an toàn tuyệt đối.

Bạn hãy thường xuyên sử dụng loại nước uống bổ dưỡng này nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, làn da mịn màng, trắng sáng và vóc dáng chuẩn đẹp.

Nguồn: Kiến thức bệnh sỏi
http://kienthucbenhsoi.blogspot.com/2017/06/nuoc-do-den-hanh-nhan-oc-cho-giup-ngan-ngua-soi-mat.html
Share:

Popular Posts

Recent Post

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Mật | Design by: Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman