Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

6/07/2017

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật

Vì có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc những vấn đề về bệnh sỏi mật như Sỏi mật là gì? Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật như thế nào cho tốt để người bệnh mau hồi phục sức khỏe và đặc biệt là ngăn ngừa sỏi tái phát? Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì? Thấu hiểu được những băn khoan lo lắng đó của nhiều người bị mắc sỏi mật, hôm nay Sỏi Mật Trái Sung sẽ chia sẻ và giải đáp tất cả những thắc mắc đó.

Hiện nay, mổ nội soi sỏi mật là phương pháp phẫu thuật đang được nhiều người lựa chọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng tình trạng bệnh. Nhưng liệu rằng đây có phải là giải pháp an toàn và hiệu quả? Và nó được thực hiện như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp này qua nội dung trong bài viết sau đây. Những trước hết chúng ta sẽ cùng tiểm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi mật và những  nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.
Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.

Sỏi mật là gì? Nguyên nhân gây sỏi mật


Sỏi mật là những viên sỏi, sạn, bùn mật nằm bên trong túi mật, ống mật, đường mật. Túi mật là một túi có dạng hình lê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.

Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Nguyên nhân gây sỏi mật thường là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?


Nếu như bạn đang bị bệnh sỏi mật thì chắc chắn bạn đang phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và khó chịu trong vấn đề tiêu hóa, đồng thời phải thực hiện kiêng khem ngặt nghèo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Và để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau này thì không ít người đã lựa chọn phương pháp mổ lấy sỏi.

 Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể mổ lấy sỏi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật, khi nào có thể thực hiện phương pháp này, những biến chứng có thể gặp phải và lưu ý trước và sau mổ.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.
Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.

Khi nào bệnh nhân cần mổ sỏi mật?

Các bác sĩ cho biết, về nguyên tắc người bệnh sỏi mật có thể mổ lấy sỏi bất cứ lúc nào, nhưng thông thường khi sỏi nhỏ và chưa có các triệu chứng, người bệnh chỉ cần đi khám đều đặn và uống thuốc tán sỏi kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập.

Các trường hợp cần mổ sỏi bao gồm:

  • Sỏi gây tắc đường dẫn mật (đường dẫn nhỏ trong gan hay ống mật chủ).
  • Sỏi mật dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm ống mật chủ, viêm tụy cấp…
  • Bệnh nhân sỏi mật có kèm suy giảm miễn dịch.
  • Sỏi quá to (kích thước trên 25mm), gây khó khăn cho hoạt động co bóp của túi mật và dẫn tới những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân.


Mổ sỏi mật thường áp dụng những phương pháp nào?


Đối với người mắc bệnh sỏi túi mật thì thường phải tiến hành mổ để cắt bỏ túi mật. Còn đối với trường hợp sỏi đường mật thì việc điều trị có đôi chút khó khăn hơn, bởi lẽ người bệnh có thể sẽ được chỉ định để mổ nội soi lấy sỏi hay phải cắt bỏ một phần gan nếu như sỏi quá nhiều ở trong đường dẫn mật.

Thời gian trước thì phương pháp thông dụng nhất để mổ sỏi mật là mổ hở. Nhưng hiện nay khi mà khoa học đã phát triển như hiện nay thì phương pháp mổ nội soi là phổ biến hơn cả bởi nó có ưu điểm là vết mổ nhỏ hơn, ít gây ra đau đớn cho bệnh nhân sau khi mổ và khả năng hồi phục nhanh hơn, ít gây ra biến chứng.

Phương pháp mổ nội soi

Người bệnh được gây mê toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch 3 đến 4 vết nhỏ nơi bụng, trong đó có 1 vết tại rốn khoảng 2- 3 cm và các vết khác bên phải của bụng khoảng 1cm. Qua vết cắt tại rốn, một bơm kim được luồn vào bụng và thổi phồng ổ bụng bằng khí CO2 để các hình ảnh nội tạng hiện lên rõ nét hơn trên màn hình.

Một ống đầu có gắn máy quay nhỏ được đưa vào qua vết cắt khác. Các hình ảnh bên trong ổ bụng được máy quay ghi lại đưa lên màn hình, nhờ đó các bác sĩ thực hiện thao tác lấy sỏi ở đường dẫn mật hay cắt túi mật bằng các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt.

Sau khi cắt, túi mật sẽ được loại bỏ qua một trong những vết rạch.

Sau khi túi mật đã được gỡ bỏ, khí trong bụng của bạn sẽ thoát ra qua ống nội soi đi vào. Các vết mổ được khâu lại và bệnh nhân được chuyển tới phòng hồi sức.

Phẫu thuật tiến hành trong khoảng 60 đến 90 phút, vì thế người bệnh có thể được ra viện trong ngày nếu ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi.

Tuy nhiên, vẫn có 5 – 10% các trường hợp bệnh nhân trong quá trình mổ nội soi phải chuyển sang mổ hở để cắt túi mật. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau:

  • Người bệnh bị chấn thương mạch máu lớn.
  • Hình ảnh các tạng không nhìn thấy rõ qua máy quay.
  • Người bệnh có sỏi ống mật chủ không thể lấy ra được bằng phẫu thuật nội soi.
  • Thành túi mật bị dày lên.
  • Sự cố đột xuất không thể được giải quyết bằng phẫu thuật nội soi.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.
Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.

Phương pháo mổ hở để lấy sỏi

Mặc dù thủ thuật cổ điển này ít ưu điểm hơn so với mổ nội soi nhưng nó đem lại lợi ích cao hơn trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Viêm nhiễm nặng ống mật hoặc túi mật.
  • Viêm màng bụng (viêm phúc mạc)
  • Tăng áp suất mạch máu trong gan do xơ gan
  • Đang trong ba tháng cuối thai kỳ.
  • Đang gặp phải rối loạn chảy máu do sử dụng thuốc chống đông.
  • Bệnh nhân có mô sẹo từ những ca phẫu thuật trước đó.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một vết dài khoảng 10- 15 cm dưới xương sườn bên phải hoặc ở giữa phần trên của bụng (giữa rốn và phần cuối xương ức). Cơ và mô được kéo ra, để lộ gan và túi mật. Sau đó, bằng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ cắt bỏ túi mật và khâu vết mổ lại. Phẫu thuật diễn ra trong vòng 1 đến 2 giờ, bệnh nhân được đưa tới khu vực hồi sức.

Mổ sỏi mật thường gặp những rủi ro và biến chứng nào?

Mổ sỏi mật là một trong những phương pháp phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và ít nguy hiểm nhất, tuy nhiên vẫn có những rủi ro xảy ra như:

– Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ này nhưng nó xảy ra với tỉ lệ rất thấp.

– Tổn thương ống mật: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi. Nó có thể gây ra rò rỉ, giãn hay rách hẹp ống mật dẫn tới tổn thương gan. Để giảm thiểu chấn thương như vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên chụp X- quang đường mật trước khi phẫu thuật.

– Sót sỏi mật: Biến chứng này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 6%.

– Đau đớn và mệt mỏi: Đây là những tác dụng phụ thường gặp của bất kỳ phẫu thuật bụng nào. Bệnh nhân nên hạn chế vận động trong khoảng 2 ngày và dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng một tuần.

– Buồn nôn và ói mửa: Có một tỷ lệ tương đối bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi gặp triệu chứng buồn nôn và ói mửa. Biện pháp thường được chỉ định đó là tiêm metoclopramide gây tê tại chỗ tại chỗ rạch (bên cạnh việc gây mê toàn thân) hay dùng thuốc chống nôn như granisteron trước khi phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ này.

– Hội chứng sau phẫu thuật: Bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và đau ở phía trên bụng bên phải. Ở hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này biến mất sau vài tuần phẫu thuật.

Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi mổ sỏi mật, nếu trong các trường hợp chưa nhất thiết cần mổ, người bệnh sẽ được các phương pháp điều trị nội khoa khác. Một trong những giải pháp trong những năm gần đây đang được các bác sĩ điều trị quan tâm là sử dụng Đông dược, do ưu điểm tác động toàn diện lên hệ thống gan mật mà các phương pháp Tây y rất khó có thể tác động, nhờ đó mang lại tác dụng hữu ích để trị căn bệnh này.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.
Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật


Thông thường sau khi cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể rời viện trong cùng một ngày và phục hồi rất nhanh chóng. Còn với phẫu thuật hở, người bệnh có thể nằm viện thêm 3-5 ngày và thời gian phục hồi lâu hơn (4-6 tuần).

Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, mật sẽ không còn được lưu trữ giữa các bữa ăn. Trong bữa ăn, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan (nơi nó được sản xuất), qua ống mật chủ vào ruột non hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Đối với hầu hết mọi người, sự thay đổi này không có ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau mổ như: cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,… nhưng các triệu chứng này không đang ngại bởi nó sẽ qua đi nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Một điều đáng quan tâm nữa đối với bệnh nhân là theo dõi các vết khâu sau khi rời viện để tránh nhiễm trùng, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường hay vết khâu lâu lành, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị.

Một chế độ ăn uống, tập luyện sau mổ cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật. Trong những ngày đầu, bạn chỉ nên ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp,… hạn chế các đồ ăn giàu chất béo và các món chiên, xào… Sau khi cơ thể đã dần hồi phục, bạn có thể lên một thực đơn hợp lý, tốt cho bệnh sỏi mật và đầy đủ dinh dưỡng về lâu dài. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp luyện tập thường xuyên, vừa sức để duy trì cân nặng và tăng cường sức khỏe.

Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì?


Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì là vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt quan tâm. Sau mổ sỏi mật, nhiều người bệnh nghĩ rằng đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh này, nhưng trên thực tế sỏi mật rất dễ tái phát trở lại. Sự xuất hiện của sỏi sớm hay muộn quyết định chủ yếu bởi chế độ ăn uống và cơ địa của mỗi người. Do vậy, bạn vẫn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế thực phẩm có thể làm sỏi mật phát sinh, đồng thời cải thiện tình trạng đau, đầy trướng, chậm tiêu sau phẫu thuật sỏi mật.

Bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào dù ít hay nhiều cũng đều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người, khả năng phục hồi, chăm sóc sau phẫu thuật mà có thể hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe. Chính vì vậy một chế độ ăn có ảnh hưởng một phần nào đó tới việc thay đổi thời gian sản xuất dịch mật của gan, sao cho trùng khít vào trong bữa ăn, nhờ đó sẽ làm giảm được các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.

Những loại thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật sỏi mật

Danh sách các loại thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật sỏi mật bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn do có hàm lượng chất béo cao, làm khó khăn trong việc tiêu hóa. Các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị, sản phẩm từ sữa chưa tách béo, cacbonhydrat tinh chế, thịt gia cầm, chocolate, cũng cần hạn chế.

Tuy nhiên, không nên loại bỏ hoàn toàn các loại chất béo. Bởi một chế độ ăn quá ít chất béo hoặc không có chất béo đều có thể là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành sỏi mật. Hơn nữa, cơ thể vẫn cần có chất béo để cung cấp năng lượng để hoạt động. Một số loại dầu như dầu dừa, bơ… rất tốt cho người bệnh sỏi mật, không làm ảnh hưởng tới nguy cơ hình thành sỏi mật.

Bác sĩ thường không khuyên người bệnh uống cà phê hoặc trà sau khi phẫu thuật sỏi mật. Cà phê có chứa một lượng lớn caffein thúc đẩy quá trình tiêu hóa, dễ gây ra tiêu chảy cho người bệnh. Nếu bạn là người có thói quen thường xuyên uống cà phê, bạn có thể giảm bớt càng nhiều càng tốt. Tương tự như vậy, các loại trà đặc, trà xanh cũng nên hạn chế tiêu thụ.

Chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật sỏi mật

Trước mắt, một tuần đầu sau phẫu thuật nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, không có hoặc có rất ít chất béo, chế biến dưới dạng hấp và luộc. Nên chế biến thức ăn ở dạng dễ tiêu như cháo, súp, các loại rau, củ… Về lâu dài, cần cân bằng lại chế độ ăn, vẫn đảm bảo được nguyên tắc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà vẫn tốt cho hệ thống gan mật.

Cơ thể sẽ có khả năng tiêu hóa lượng chất béo ít hơn sau phẫu thuật sỏi mật, do đó bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để tránh trường hợp còn dư tồn chất béo sẽ gây ra các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi… Sau đây sẽ là một số hướng dẫn để giúp bạn tránh các biến chứng từ thói quen ăn uống của mình sau giai đoạn phẫu thuật:

– Bạn sẽ không thể tiêu hóa quá nhiều thức ăn ngay sau khi cắt túi mật, vì vậy bạn cần chia nhỏ số lượng bữa ăn trong ngày để tránh ăn quá no.

– Bạn nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể ăn thêm một lượng nhỏ cá, mỡ gia cầm và các sản phẩm từ sữa đã tách béo hoặc ít chất béo.

– Tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng tiêu chảy, cũng như giúp làm giảm đầy trướng do thức ăn không được tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn nên ăn từ từ lượng chất xơ mà không nên bổ sung quá nhanh vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu.

– Chọn thực phẩm ít hoặc không chứa chất béo, tránh chất béo và các loại thực phẩm có nhiều giàu mỡ.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E, K do những vitamin này thường bị giảm sau cắt túi mật. Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng là cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy làm nhanh lành vết mổ.

Lời kết

Trên đây là bài viết tổng hợp của Sỏi Mật Trái Sung  để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như Sỏi mật là gì? Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Sau khi mổ sỏi mật nên ăn gì? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật như thế nào cho tốt để người bệnh mau hồi phục sức khỏe và đặc biệt là ngăn ngừa sỏi tái phát? Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ nắm được những kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Bạn đọc quan tâm hay còn những thắc mắc khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.


Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Popular Posts

Recent Post

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Mật | Design by: Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman